TENNIS ELBOW VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU

20:46, 28/04/2020

TENNIS ELBOW VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU

CN VLTL Bùi Kim Hằng

CN VLTL Trần Đắc Tài

Khoa PHCN – BV CTCH

 

MỤC TIÊU

   Thiết lập những nguyên tắc nền tảng về cơ sinh học và cấu trúc giải phẫu liên quan đến Tennis Elbow nhằm phát triển các phương thức Vật lý trị liệu,  những bài tập trong điều trị và phòng ngừa.

 TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN: 

 Định nghĩa:

Tennis elbow (Lateral epicondylitis/ Lateral tennis elbow/ Lateral stress syndrome): là hội chứng quá tải hoặc chấn thương/lực căng liên tục, gây đau và tổn thương thoái hóa hoặc viêm  nơi bám nguyên ủy trên lồi cầu ngoài của nhóm cơ  duỗi cổ tay

Bệnh lý học:

Tăng sản nguyên bào sợi mạch máu, rách và thoái hóa vi thể ở cấu trúc gân, nơi tiếp điểm gân-cơ hoặc gân-màng xương

Mô hạt thành lập, bao bọc các điểm tận thần kinh gây đau

Mô hạt không phát triển và mô gân không lành (tendinous nonunion)

           Dịch tể

  • 1 – 3%, nữ = nam, khoảng tuổi  30 – 55, thường xuất hiện đầu tiên ở bên tay thuận
  • 10 – 50%  ở những người chơi tennis
  • Đôi khi không rõ, nhưng phần lớn là do:

- Kỹ thuật không tốt

- Kích cỡ cán vợt quá nhỏ, lưới vợt quá căng/cứng, vợt nặng, chất lượng banh kém…

- Yếu cơ vùng vai, cánh tay, khuỷu

- Quá tải, do cử động gập-duỗi hoặc quay sấp-quay ngữa lặp lại nhiều lần trong các môn thể thao với tay cao quá đầu, hoặc liên quan đến nghề nghiệp (khiêng vác nặng, đầu bếp, pha chế rượu, lập trình viên…)

          Triệu chứng:

         Đau vùng lồi cầu ngoài, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày (bắt tay, mở/vặn chốt cửa, cầm giữ đồ vật…), giảm sức cầm nắm

          Các cấu trúc giải phẫu liên quan:

            * :

- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn (ECRB – Extensor Carpi Radialis Brevis): dễ tổn thương nhất

+ vị trí giải phẫu học: mặt dưới gân cọ xát trên rìa ngoài chỏm con khi khuỷu gập-duỗi

+ vận động phối hợp: cơ ECRL ở phía trước ép chặt cơ ECRB vào xương khi khuỷu duỗi

+ Chức năng: cố định cổ tay khi khuỷu duỗi/ bị căng quá mức khi khuỷu duỗi, cẳng tay quay sấp, cổ tay gập lòng và nghiêng trụ

- Cơ duỗi cổ tay quay dài (ECRL – Extensor Carpi Radialis Longus)

- Cơ duỗi chung ngón (EDC – Extensor Digitorum Communis): tổn thương trong 1/3 trường hợp (phần điểm bám tới ngón 3 xuất phát từ lồi cầu ngoài)

- Cơ duỗi cổ tay trụ (ECU – Extensor Carpi Ulnaris)

        * Thần kinh: TK gian cốt sau (PIN – Posterior Interosseous Nerve)

 

 NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG VỀ SINH CƠ HỌC TRONG TENNIS ELBOW

3 kiểu đòn bẩy ở hệ vận động của con người

- loại 1: lực cơ và lực cản ở 2 phía đối nhau của điểm tựa (khớp) à thiệt về lực (ít gặp)

- loại 2: lực cơ và lực cản cùng phía, lực cản ở giữa à lợi về lực, biên độ cử động nhỏ

- loại 3: lực cơ và lực cản cùng phía, lực cơ ở giữa à thiệt về lực, biên độ cử động lớn

Chuyển đổi kiểu đòn bẩy tại khớp khuỷu từ loại 3 (gập khuỷu, co cơ hướng tâm) thành loại 2 (duỗi khuỷu, co cơ ly tâm), cải thiện sức mạnh cơ (do lợi về lực) và giảm đau (do biên độ nhỏ nên sự dịch chuyển của lực cản cũng ít hơn)

  1. (eccentric contraction):

Là tình trạng cơ co với chiều dài bị kéo giãn

- Kéo dài phức hợp gân-cơ tác động vào tiến trình tái sắp xếp cấu trúc gân, tạo thuận sự tăng sinh và tăng sức căng của gân

- Tác động lên đồng thời cơ chủ vận và nghịch vận, tạo thuận cho dẫn truyền thần kinh-cơ

F Các bài tập co cơ ly tâm (TEE – Therapeutic Eccentric Exercises) rất hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về gân cơ (tác động tích cực về cấu trúc và chức năng lên gân-cơ)

 Co cơ đẳng trương ly tâm (isokinetic eccentric contraction):

- là co cơ ly tâm có tải với lực không đổi và tham số là tốc độ cử động

- khi lực tải trên gân tăng quá ngưỡng sức căng cơ học của gân, vi chấn thương tại cấu trúc gân sẽ xảy ra à viêm gân

F Co cơ đẳng trương ly tâm giúp cấu trúc gân cơ tạo sự thích ứng nhằm tự bảo vệ à ngừa chấn thương tái phát

ĐIỀU TRỊ

Khi tình trạng viêm gân ở giai đoạn 1 và 2, điều trị bảo tồn bằng PRICEMM, thay đổi dụng cụ thể thao (vợt) phù hợp và VLTL

- P (Protection): nẹp/ đai bảo vệ giúp phân tán lực co kéo trên điểm gân bám

- R (Rest): giảm hoạt động để bảo vệ gân cơ, không phải bất động

- I (Ice): 10 – 15 phút/ 4 – 6 lần/ ngày

- C (Compression): băng ép vùng dưới khuỷu

- E (Elevation): nâng cao tay

- M (Medications): nội khoa

            + NSAID

            + Chích Steroid

            + Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP – Placelet-Rich Plasma)

- M (Modalities): các phương tiện/ phương thức VLTL

  1. khi tình trạng viêm gân đã ở giai đoạn 3 (2%)

- đau dai dẳng (>1 năm), đau khi nghỉ, BN cần vận động ở mức độ cao (thể thao, thi đấu)

- sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn thất bại

- nhằm thay đổi tình trạng lực kéo của gân trên màng xương và tuần hoàn tại chỗ: loại bỏ mô tổn thương, lấy calci lắng đọng, giải phóng điểm bám gân trên lồi cầu ngoài, đính lại chỗ gân bám…

- nguy cơ: nhiễm trùng, tổn thương bó mạch-TK, PHCN kéo dài, giảm sức cơ vùng khuỷu, phẫu thuật lại 

VẬT LÝ TRỊ LIỆU:

Lượng giá chủ quan

- Đau: thời gian, điểm đau, cường độ, mức độ, tính chất, thời lượng, các cử động/hoạt động gây tăng hoặc giảm đau

- Cảm giác lạ, có tiếng kêu trong khớp khi cử động?

- Điều trị trước đó?

Lượng giá khách quan

 - Điểm đau, sưng, căng trên chỏm quay?

- Khuỷu vẹo ngoài/trong, duỗi quá?

- Đau khi đề kháng duỗi cổ tay, duỗi ngón, nghiêng quay?

- Đau khi thụ động kéo giãn nhóm cơ duỗi cổ tay?

- Teo/yếu cơ duỗi vùng cẳng-bàn tay?

- lực cơ 2 đầu, 3 đầu, cánh tay-quay (brachioradialis), cơ ngữa, ECRL/ECRB, EDC…

- Giảm ROM gập thụ động cổ tay?

- Giảm ROM gập-duỗi khuỷu, quay sấp-quay ngữa cẳng tay?

- Các test: Mill’s test, Maudsley’s test, Cozen’s test, chair lift test?

- Hội chứng chèn ép rễ cổ (C6, C7)?

- Hội chứng PIN (Posterior Interosseous Nerve compression syndrome): 5% trường hợp

- Mất vững sau-ngoài (sau chấn thương dây chằng ngoài/dây chằng vòng, viêm/thoái hóa chỏm quay, trật khuỷu, cắt bỏ chỏm quay, gãy mỏm vẹt…)?

Mục tiêu:

- Giảm đau, sưng, tạo thuận tiến trình lành gân

- Phục hồi ROM

- Tăng sức mạnh cơ

- Giáo dục bệnh nhân: tái huấn luyện, giảm quá tải, tránh chấn thương/tái phát

Chương trình

*Giảm đau, giảm sưng:

- Đá hoặc nhiệt (tùy giai đoạn cấp/ mãn)

- Nẹp nâng đỡ/ bảo vệ khi vận động/ sinh hoạt hàng ngày

- Điện trị liệu: điện giảm đau (TENS, giao thoa…), sóng âm (siêu âm, shock wave), sóng ngắn (short wave), ion di (iontophoresis), sóng ánh sáng (hồng ngoại, LASER…), giảm đau và tăng tuần hoàn tại chỗ, tạo thuận vận động và tiến trình lành gân

- Di động mô mềm, giảm căng và tăng tính mềm mại của cơ

* Chỉnh sửa cơ chế cơ học: (trong thể thao)

- Chuyển lực bằng trọng lượng cơ thể

- Nâng đỡ khớp khuỷu (nếu cần)

- Chỉnh cán vợt, loại vợt…

            * Vận động tăng ROM:

- Kéo giãn thụ động: sau khi sử dụng các biện pháp giảm đau

- Các bài tập ở cuối tầm độ

- Di động mô mềm/ di động khớp

- Di động khớp ở ROM kéo giãn tối đa (MWM – Mobilization With Movement) à giải phóng mô sẹo dính (nếu có)

            * Vận động tập mạnh cơ: sau giai đoạn viêm (> 2 tuần không đau) à tăng lực các cơ gập-duỗi ngón, gập-duỗi cổ tay, 2đầu, 3đầu, cánh tay-quay, nhóm cơ chóp xoay

- Chủ động tự do và co cơ đẳng trường

- Co cơ ly tâm với đề kháng tăng dần

- MWM

- Tăng tiến sức mạnh, sức bền, tốc độ

- Vận động chuỗi động đóng (closed kinetic chains)

- Các vận động tiến tới tái rèn luyện thể thao

- Các bài tập co cơ hướng tâm nhanh và mạnh (tốc độ kết hợp sức mạnh – plyometric)

            * Phòng ngừa chấn thương tái phát: giáo dục BN:

- Loại bỏ các tác nhân có thể gây đau (cử động nắm bàn tay với cẳng tay quay sấp…)

- Điều chỉnh cách thức vận động trong sinh hoạt, làm việc và thể thao: tư thế, dụng cụ…

- Phối hợp cử động cả 2 tay (â lực duỗi khuỷu, quay ngữa và duỗi cổ tay…)  

Theo dõi và đánh giá

- Thang điểm đau (VAS – Visual Analog Scale)

- Bảng câu hỏi DASH (Disability of Arm, Shoulder & Hand questionnaire)

- Sức mạnh cơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Amrish O. Chourasia, PhD – Kevin A. Buhr, PhD – David P. Rabago, MD – Richard Kijowski, MD – Kenneth S. Lee, MD – Michael P. Ryan, PhD – Jessica M. Grettie-Belling, BS – Mary E. Sesto, PT, PhD
    Relationships between Biomechanics, Tendon Pathology, and Function in Individuals with Lateral Epicondylosis
    J Orthop Sports Phys Ther. 2013 June; 43(6): 368-378.
    doi: 10.2519/jopt.2013.4411
  2. Bộ môn Giải phẫu học ĐHYD Tp. HCM
    Bài giảng giải phẫu học tập 1
    Nhà xuất bản y học chi nhánh Tp HCM 2004; p 86-87, p 90-102
  3. Brett L. Woodley – Richard J. Newsham-West – G. David Baxter
    Chronic tendinopathy: effectiveness of eccentric exercise
    Br J Sports Med. 2007 Apr; 41(4): 188-198. doi: 10.1136/bjsm.2006.029769
  4. Carolyn Kisner, PT, MS – Lynn Allen Colby, PT, MS
    THERAPEUTIC EXERCISE Foundations and Techniques
    F. A. Davis Company 2007; p 65-94, p 147-223
  5. Fairbank S. M. – Corlett R.J.
    The role of the extensor digitorum communis muscle in lateral epicondylitis
    J Hand Surg 2002 Oct, 27(5): 405-9
  6. Frederick M. Smith, MD
    Surgery of the elbow – W. B. Saunders Company 1972; p 274-277
  7. Garg R. – Adamson G. J. – Dawson P.A. – Shankwiler J. A. – Pink M. M.
    A prospective randomized study comparing a forearm strap brace versus a wrist splint for the treatment of lateral epicondylitis
    J. Shoulder Elbow Surg. 2010 Jun; 19(4): 508-12.
    doi: 10.1016/j.jse.2009.12.015. Epub 2010 Apr 2
  8. Gerald R. Williams, JR, MD – Ken Yamaguchi, MD – Matthew L. Ramsey, MD – Leesa M. Galatz, MD
    Shoulder and Elbow arthroplasty
    Lippincott Williams & Wilkins 2005; p 279-286, p 300-305
  9. Gosen T. – Peerbooms J. C. – Van Laar W. – Den Oudsten B. L.
    Ongoing positive effect of Platelet-Rich Plasma versus corticosteroid injection in lateral epicondylitis: A double-blind randomized controlled trial with 2-year follow-up – Am J Sport Med. 2011 Jun; 39(6): 1200-8.
    doi: 10.1177/0363546510397173. Epub 2011 Mar 21
  10. Jean-Louis Croisier – Marguerite Foidart-Dessalle – Benedicte Forthhome
    An isokinetic eccentric programme for the management of chronic lateral epicondylar tendinopathy – Br J Sports Med. 2007 Apr; 41(4): 269-275
  11. Robert E. Bunata, MD – David S. Brown, MD – Roderick Capelo, MD
    Anatomic factors related to the cause of tennis elbow
    J Bone Joint Surg Am. 2007; 89: 1955-63. doi: 10.2016/JBJS.F.00727
  12. R. Kanagasuntheram, MBBS, PhD, AM, FI Biol, DSc – P. Sivanandasingham, MBBS, PhD – A. Krishnamurti, B Sc, MBBS, FAZ, PhD, MI Biol, FAMS
    ANATOMY Regional, Functional and Clinical
    B G Pubblishing 1987; p 83-89, p 107-115
  13. Timothy F. Tyler, MSPT, ATC – Gregory C. Thomas, DPT, CSCS – Stephen J. Nicholas, MD – Malachy P. McHugh, PhD
    Addition of isolated wrist extensor eccentric exercise to standard treatment for chronic lateral epicondylosis: A prospective randomized trial
    J Shoulder Elbow Surg (2010) 19, 917-922. doi: 10.1016/j.jse.2010.04.041
  14. Todd S. Ellenbecker, DPT, MS, SCS, OCS, CSCS – Robert Nirschl, MD – Per Renstrom, MD, PhD
    Current concepts in examination and treatment of Elbow Tendon injury – Sports Health. 2013 Mar; 5(2): 186-194
  15. www.exrx.net.kinesiologyMechanics in exercise: Levers
  16. www.fgc.edu>uploads>2011/12 - Biomechanics 
  17. www.study.com>academy> - How muscle levers affect muscle efficiency

 


BsCKI Trần Thị Ngọc Dung - Trưởng phòng CTXH
TAG:
Ý kiến của bạn