HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

23:31, 19/10/2016

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

 

Đặc điểm

  • Hội chứng ống cổ tay là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, do chèn ép thần kinh giữa ở vùng cổ tay
  • Khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18
  • Thường gặp ở phụ nữ, những bệnh nhân tiểu đường, mang thai … thì càng dễ bị bệnh này


Triệu chứng

  • Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi (ngón I,II,III và ½ ngón IV) do thần kinh giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay.
  • Khi vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy, xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy, đánh máy tính … thì triệu chứng tê bì xuất hiện nhiều hơn. Lúc đầu tê có cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài. Có những bệnh nhân bị tê rần suốt cả ngày. Sau một thời gian tê, người bệnh bắt đầu cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật. Những triệu chứng kể trên là điển hình cho tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay
  • Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay
  • Nghiệm pháp Phalen dương tính: khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút bệnh nhân thấy tê ở các đầu ngón tay
  • Những triệu chứng như teo cơ mô cái, cử động đối ngón yếu, cầm nắm yếu là những dấu hiệu muộn đã có tổn thương nặng thần kinh giữa

 

Đo điện cơ (EMG) là phương pháp cận lâm sàng có giá trị, giúp xác định và mức độ của hội chứng ống cổ tay

Điều trị

  • Cần tránh những động tác lập đi lập lại của cổ tay, bàn tay
  • Tránh dùng các dụng cụ làm tăng nặng lực đè lên cổ tay hoặc vặn xoắn cổ tay nhiều như: sử dụng búa, khoan (cơ khí), vắt đồ, vắt cây lau nhà, chà sàn nhà…
  •  
  • Những bệnh nhân làm việc với máy tính nên chú ý cải thiện vị trí cổ tay hoặc nâng đỡ cổ tay.
  • Dùng nẹp bất động cổ tay có thể có ích cho những bệnh nhân phải cử động cổ tay thường xuyên
  • Điều trị nguyên nhân hoặc yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng ống cổ tay
  • Giảm áp lực trong ống cổ tay bằng cách giảm hiện tượng viêm, phù nề của các gân gập, hoặc dịch viêm do bệnh khớp hoặc máu tụ do chấn thương bằng cách giữ tư thế cổ tay trung tính, đeo nẹp cố định cổ tay, dùng thuốc kháng viêm NSAID, hoặc chích corticoide tại chổ
  • Phẫu thuật: Mở rộng ống cổ tay bằng cách xẻ dọc mạc giữ gân gấp để giải phóng thần kinh giữa

 


BsCKII Võ Hòa Khánh
TAG:
Ý kiến của bạn